CBBank là ngân hàng gì? Có nên đầu tư vào CBBank không?

cbbank

Tóm tắt thông tin Ngân hàng CBBank

Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên Xây dựng Việt Nam

Tên tiếng Anh: Vietnam Construction Bank – VNCB

Chủ sở hữu: Ngân hàng Nhà nước (100% vốn điều lệ)

Loại hình: Doanh nghiệp cổ phần

Thể loại: Tài chính

Sản phẩm: Dịch vụ tài chính

Số nhân sự: 1.500 người (cập nhật năm 2013)

Tổng Giám đốc: Ông Đàm Minh Đức

Hotline: 1900 1816

Hội sở: 145-147-149 Hùng Vương – P.2 – TP Tân An – Long An

Là một ngân hàng thuộc khối ngành Xây dựng, CBBank đã và đang là một trong những ngân hàng đang được Ngân hàng Nhà nước tái cơ cấu với định hướng hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh. Vậy CBBank là ngân hàng gì? Ngân hàng CBBank có tốt không? LendUp sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về ngân hàng này qua bài viết dưới đây.

CBBank là Ngân hàng gì?

Ngân hàng Thương mại TNHH Một Thành Viên Xây dựng Việt Nam ( tên tiếng Anh: Vietnam Construction Bank, viết tắt: VNCB, tên cũ Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam) là một Ngân hàng thương mại cổ phần đa chức năng tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2013, Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam có vốn điều lệ 7.500 tỷ đồng.

Ngày 2 tháng 2 năm 2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát đi thông báo về việc xử lý đặc biệt đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam, theo đó, Ngân hàng Nhà nước quyết định sẽ mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của VNCB với giá bằng 0 đồng/cổ phần (quốc hữu hóa) và trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của VNCB. Tính đến nay, ngân hàng Xây dựng đã phát triển mạng lưới hoạt động với 96 điểm trên toàn quốc, với sự đóng góp của hơn 1.300 nhân sự có trình độ chuyên môn cao.

Các tên gọi của CBBank qua từng thời kỳ

VNCB chính thức được đi vào hoạt động từ ngày 1-9-1989 với tên gọi là Ngân hàng TMCP Nông thôn Rạch Kiến (Long An).

Ngày 17/08/2007, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động của VNCB thành Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị với tên gọi là Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (TrustBank).

Năm 2012, Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) lâm vào tình trạng nợ xấu cao, có nguy cơ đổ vỡ toàn hệ thống. NHNN khi đó đã yêu cầu TrustBank báo cáo tình hình và không chấp thuận cho TrustBank tự tái cơ cấu.

Tháng 05/2013, theo quyết định số 1161/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín được đổi sang tên gọi mới chính thức là Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (Tên viết tắt tiếng Việt và tiếng Anh là Ngân hàng xây dựng Việt Nam và Vietnam Construction Bank).

Với tên gọi mới này, VNCB sẽ hoạt động với mục tiêu chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành xây dựng nói riêng.Đồng thời, VNCB cũng phải chịu sự giám sát đặc biệt của NHNN trong quá trình tái cơ cấu.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, NHNN đã không giám sát chặt chẽ, dẫn đến hậu quả thất thoát nghiêm trọng hơn 19 nghìn tỉ đồng. Tháng 03/2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định mua lại CB Bank với giá 0 đồng nhằm tái cơ cấu, đảm bảo sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Đồng thời chuyển đổi Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam thành Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng Việt Nam do Nhà nước Việt Nam làm chủ sở hữu. Theo quyết định này, VNCB sẽ chịu sự quản lý của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Ý nghĩa logo CBBank

CB Bank
Logo ngân hàng Xây dựng – CBBank

Logo ngân hàng Xây dựng – CBBank được thiết kế với bố cục hiện đại gồm:

  • Biểu tượng chữ “CB” – viết tắt của “Construction Bank”
  • Biểu tượng hình với họa tiết cách điệu ô vuông trong đồng tiền cổ.

Biểu tượng hình ảnh của logo cách điệu từ họa tiết ô vuông đồng tiền cổ, mang ý nghĩa về mặt tài chính và tượng hình như một khung cửa sổ mở ra không gian kết nối giữa CBBank và khách hàng.

Logo CB thể hiện:

  • CB – Định chế tài chính chuyên nghiệp và năng động đồng hành cùng khách hàng.
  • Cùng CB xây dựng cuộc sống mỗi ngày qua khung cửa mở rộng của kết nối, hợp tác và tin cậy.

Về màu sắc: Màu xanh dươnglà màu sắc chủ đạo trong logo CB, mang thông điệp của sự hợp tác, hòa bình, vững chắc và tin cậy. Đó cũng là sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Hòa với sắc xanh là gam màu cam chuyển động trên biểu tượng (icon) thông điệp màu sắc thể hiện sự năng động, đổi mới mạnh mẽ, rực rỡ và tràn đầy năng lượng.

Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng CBBank

Ngân hàng Xây dựng hoạt động với chức năng của một ngân hàng bán lẻ đa năng trên nền tảng công nghệ hiện đại, cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp như:

  • Huy động vốn: nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn/ có kỳ hạn của khách hàng bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ;
  • Cho vay vốn: cung cấp tín dụng cá nhân như vay mua nhà, mua xe, đầu tư, hùn vốn liên doanh, cho vay sản xuất kinh doanh,… bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ;
  • Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Trong đó, các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, cho vay và dịch vụ ngành xây dựng và nhà ở sẽ là thị trường được ngân hàng chú trọng phát triển.
  • Các dịch vụ tài chính: thực hiện thanh toán trong nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.

Ngân hàng Xây dựng có tốt không?

Hiện nay, CBBank là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước và đang trong quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi dưới sự chỉ đạo của NHNN. Vì thế ngân hàng này có được sự uy tín, minh bạch mọi hoạt động về mặt pháp lý và chuẩn mực quốc tế. Về chất lượng dịch vụ, CB Bank có được sự tham gia quản trị, điều hành từ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Chính vì vậy, CB Bank cũng thừa hưởng nền tảng công nghệ hiện đại, mang đến chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp cho khách hàng.

Ngoài ra, từ khi thành lập đến nay, CBBank cũng nhận được nhiều giải thưởng và bằng khen danh dự từ các tổ chức trong nước, thuộc TOP 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012 – VNR 500. Và được ghi nhận là tố chức có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng.

Nếu bạn đang có nhu cầu vay vốn phục vụ cho việc đầu tư xây dựng/ mua nhà, mua bất động sản hoặc kinh doanh nhỏ lẻ, hoặc gửi tiền tiết kiệm thì CBBank chính là ngân hàng chuyên gia mà bạn nên tham khảo.

Thời gian làm việc Ngân hàng CBBank

cbbank
Thời gian làm việc Ngân hàng CBBank

Hiện nay, ngân hàng CBBank đã phát triển mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch với 96 điểm ở các tỉnh miền bắc, miền trung, đông nam bộ, Tp HCM và đồng bằng sông Cửu Long.

  • Khung giờ hoạt động tiêu chuẩn của ngân hàng Xây dựng: 7h30 – 17h00
  • Thời gian làm việc: Từ thứ Hai – thứ Sáu 

Thứ Bảy và chủ nhật: nghỉ

Tra cứu địa điểm chi nhánh ngân hàng CBBank gần nhất

Lưu ý: trước khi đi bạn nên liên hệ trước với ngân hàng để đảm bảo chính xác thời gian làm việc. Và đừng quên mang theo giấy tờ tùy thân để tiện cho việc giao dịch khi cần thiết.

Trên đây là những thông tin liên quan đến ngân hàng CBBank mà bạn muốn tìm hiểu. LendUp hy vọng những kiến thức cung cấp sẽ giúp bạn có những quyết định đúng đắn khi chọn giao dịch tại ngân hàng Xây dựng CBBank.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *