Hướng dẫn làm thẻ ATM dưới 18 tuổi và những lưu ý sau khi mở thẻ

Làm thẻ ATM dưới 18 tuổi

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại ngày này, thẻ ATM không chỉ đơn giản là một chiếc thẻ dùng để rút tiền mà còn là một công cụ thanh toán đầy tiện ích mà mọi người đều có nhu cầu sử dụng. Nếu trước đây, thẻ ATM chỉ phổ biến với đối tượng khách hàng là công nhân viên thì ngày nay các bạn học sinh, sinh viên cũng là một bộ phận sử dụng thẻ ATM không nhỏ.

Tuy nhiên, có một số vấn đề mà rất nhiều khách hàng luôn thắc mắc đó chính là dưới 18 tuổi có thể làm thẻ ATM được không? Thủ tục làm thẻ ATM dưới 18 tuổi như thế nào? Nếu bạn cũng đang có câu hỏi tương tự, hãy cùng LendUp đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Dưới 18 tuổi có thể làm thẻ ATM hay không?

Nếu như trước đây, việc làm thẻ ATM chỉ dành cho những người trưởng thành có đầy đủ năng lực hành vi nhân sự, tức là từ 18 tuổi trở lên. Thì hiện tại, khách hàng dưới 18 tuổi vẫn có thể sở hữu 1 chiếc thẻ ATM một cách dễ dàng.

Theo thông tư sửa đổi và thay thế quy định 20/2007, các công dân trên 15 tuổi đã được cấp chứng mình nhân dân và đủ hành vi dân sự có thể mở thẻ ATM ngân hàng nội địa. Ngoài ra, các công dân từ 11 tuổi cũng có thể sở hữu cho mình một chiếc thẻ ATM nếu được phụ huynh hoặc người thân lớn tuổi trong gia đình đứng ra mở thẻ dưới hình thức mở thẻ phụ.

Như vậy, hiện nay đối tượng được sử dụng thẻ ATM đã được mở rộng hơn trước. Tuy nhiên, phụ huynh cũng nên cân nhắc kỹ khi để con em mình mở thẻ ATM để đảm bảo an toàn cũng như tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình sử dụng thẻ.

Dưới 18 tuổi có được làm thẻ ATM hay không là thắc mắc của nhiều khách hàng
Dưới 18 tuổi có được làm thẻ ATM hay không là thắc mắc của nhiều khách hàng

Các ngân hàng làm thẻ ATM cho người dưới 18 tuổi

Hiện nay, có rất nhiều ngân hàng có dịch vụ làm thẻ ATM cho người dưới 18 tuổi. Dưới đây là một số ngân hàng bạn có thể tham khảo:

  1. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
  2. Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC)
  3. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
  4. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietin Bank)
  5. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
  6. Ngân hàng TMCP Nam Á
  7. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
  8. Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
  9. Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB)
  10. Ngân hàng Shinhan Việt Nam (SHBVN)

Để mở thẻ ATM, bạn chỉ cần đến văn phòng giao dịch của các ngân hàng này để đăng ký tại quầy hoặc gọi tổng đài của ngân hàng để nhận được tư vấn trước khi thực hiện mở thẻ. Đồng thời một số ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên mở thẻ ngay tại trường học. Bạn có thể tìm hiểu kỹ rồi đăng ký cho mình hoặc người thân theo hình thức này.

Hướng dẫn làm thẻ ATM dưới 18 tuổi tại ngân hàng

Sau khi đã biết các ngân hàng nào làm thẻ ATM dưới 18 tuổi, bạn cần nắm rõ các bước thực hiện việc mở thẻ ATM tại ngân hàng. Giống như cách thức mở thẻ ATM thông thường, hồ sơ và thủ tục làm thẻ ATM dưới 18 tuổi tại ngân hàng vô cùng đơn giản.

Giấy tờ cần thiết đẻ mở thẻ ATM

Để thực hiện các thủ tục mở thẻ ATM tại ngân hàng, khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ các giáy tờ cần thiết sau đây:

  • Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ hộ chiếu.
  • Ảnh 3×4.
  • Phí mở thẻ: Tùy ngân hàng.

Các bước đăng ký thẻ ATM tại ngân hàng

  • Bước 1: Bạn cần đến phòng giao dịch ngân hàng mà bạn muốn mở thẻ.
  • Bước 2: Trình bày với nhân viên ngân hàng về nhu cầu mở thẻ và xin mẫu đơn đăng ký mở thẻ ATM dành cho người dưới 18 tuổi.
  • Bước 3: Điền đầy đủ thông tin cá nhân theo mẫu đơn mà nhân viên ngân hàng cung cấp. Lưu ý dùng chữ ký chính xác và ghi rõ họ tên, không được quên hay ký sai chữ ký,… vì nó sẽ liên quan đến giao dịch sau ngày.
  • Bước 4: Kiểm tra lại thông tin xem đã chính xác và đầy đủ chưa. Sau đó, bạn ký tên vào đơn đăng ký và nộp lại đơn kèm theo CMND photo của bạn.
  • Bước 5: Chờ nhân viên ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của đơn đăng ký. Bạn sẽ được yêu cầu nộp phí mở tài khoản, thường dao động từ 50.000 VND đến 150.000 VND tuỳ mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, một số ngân hàng cũng hỗ trợ mở thẻ miễn phí cho khách hàng.
  • Bước 6: Nhận giấy hẹn ngày đến nhận thẻ. Thường là 4-7 ngày sau, ngân hàng sẽ liên hệ lại với bạn về việc nhận thẻ. Lưu ý, Khi đến nhận thẻ bạn cần mang theo giấy hẹn và CMND để nhân viên ngân hàng xác nhận và giao thẻ ATM cho bạn.
Ký tên sau khi đã kiểm tra đầy đủ và chính xác các thông tin
Ký tên sau khi đã kiểm tra đầy đủ và chính xác các thông tin

Những lưu ý quan trọng sau khi mở thẻ

Sau khi mở thẻ, để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng thẻ bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Đổi mã PIN ngay sau khi nhận thẻ

Sau khi nhận được thẻ từ ngân hàng, bạn sẽ được phát 1 tờ giấy trong đó chứa mã PIN và số tài khoản mới. Việc làm đầu tiên sau khi nhận thẻ mới là bạn nên tiến hành đổi lại mã PIN tại các cây ATM của ngân hàng trước khi tiến hành thực hiện các giao dịch qua thẻ. Việc đổi mã PIN này là bắt buộc, nó sẽ giúp bạn kích hoạt thẻ mới và cũng đồng thời làm tăng tính bảo mật an toàn cho thẻ của bạn.

Các bước đổi mã PIN:

  • Bước 1: Đến cây ATM của ngân hàng mà bạn mở thẻ.
  • Bước 2: Tiến hành đưa thẻ ATM vào cây ATM theo chiều mũi tên trên thẻ.
  • Bước 3: Chọn ngôn ngữ “Tiếng Việt”.
  • Bước 4: Nhập mã PIN theo dãy số trong giấy mà ngân hàng cung cấp.
  • Bước 5: Chọn mục “Đổi PIN”.
  • Bước 6: Tiến hành nhập mã PIN hiện tại. Sau đó nhập 2 lần mã PIN mới mà bạn muốn đổi.
  • Bước 7: Ấn chọn “Enter” và kết thúc giao dịch.

Điều lưu ý khi đổi mã PIN là bạn không nên sử dụng các dữ liệu liên quan tới thông tin cá nhân như: ngày tháng năm sinh, số điện thoại, biển số xe,… Vì những con số này sẽ dễ bị lộ, vô tình tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng làm ảnh hưởng tới tài khoản của bạn. Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn cho tài khoản, bạn cũng nên tiến hành đổi mã PIN định kỳ và tuyệt đối không tiết lộ mã PIN cho bất kỳ ai.

Nhấp vào “Đổi PIN” để tiến hàng đổi mã PIN mới
Nhấp vào “Đổi PIN” để tiến hàng đổi mã PIN mới

Tuyệt đối không nhờ người lạ rút tiền trong mọi trường hợp

Việc rút tiền từ thẻ ATM dừng như quá đơn giản với nhiều người. Nhưng đối với người dưới 18 tuổi thì có thể chưa được trực tiếp thực hiện hoặc chưa thành thạo thao tác này.

Nên trước khi tiến hành rút tiền từ thẻ ATM, bạn có thể nhờ người thân trong gia đình như cha mẹ hướng dẫn. Tuyệt đối không được nhờ người lạ rút tiền hộ, để tránh lộ các thông tin tạo cơ hội cho kẻ gian lợi dụng thực hiện hành vi trái pháp luật.

Trường hợp không nhờ được người thân hướng dẫn, bạn có thể gọi điện thoại đến tổng đài của ngân hàng để được hướng dẫn trực tiếp.

Đăng ký dịch vụ Internet Banking để kiểm soát tốt tài khoản

Ngày nay, việc sử dụng dịch vụ Internet Banking đã trở nên phổ biến và quen thuộc với hầu hết khách hàng sử dụng thẻ ATM.

Dịch vụ này giúp bạn dễ dàng nắm bắt cũng như kiểm soát, cập nhật được các biến động số dư, giao dịch,… để kiểm soát tốt tài khoản của mình. Để đăng ký dịch vụ các bạn chỉ cần mang CMND đến các phòng giao dịch của ngân hàng và yêu cầu nhân viên đăng ký giúp bạn.

Làm gì nếu bị nuốt thẻ, nuốt tiền khi giao dịch ATM

Nếu không may trong quá trình thực hiện giao dịch tại cây ATM, bạn vô tình bị nuốt thẻ, không rút được tiền mà tài khoản vẫn bị trừ tiền,… thì việc đầu tiên bạn cần làm là giữ thật bình tĩnh. Sau đó gọi ngay cho tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng để được hỗ trợ.

Trong thời gian nhất định mà ngân hàng đã quy định, vấn đề mà bạn gặp phải sẽ được ngân hàng giải quyết và chuyển hoàn số tiền đó về tài khoản của bạn.

Sau khi khắc phục sự cố trên, bạn nên dành chút ít thời gian để tìm hiểu các nguyên nhân khiến thẻ ATM của bạn bị nuốt để giảm thiểu rủi ro cho những lần giao tiếp theo.

Với bài viết về làm thẻ ATM dưới 18 tuổi trên đây hi vọng đã giúp cho bạn có những thông tin đầy đủ nhất cho việc đưa ra quyết định của mình. Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn hãy để lại bình luận ở bên dưới nhé.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *